Bạn đang xem bài viết chủ đề Các loại gỗ công nghiệp phổ biến trong làm nội thất tại Việt Nam hiện nay do chúng tôi tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet.
Gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất. Sản phẩm có nhiều ưu điểm nổi bật về màu sắc, mẫu mã, đặc tính, giá thành. Gỗ ép công nghiệp bao gồm nhiều loại, phù hợp với những mục đích nhu cầu sử dụng khác nhau. Hãy cùng Anviethouse tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về các loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến làm nội thất tại Việt Nam hiện nay.
NỘI DUNG CHÍNH
- 1 Gỗ công nghiệp là gì?
- 2 Cấu tạo của gỗ công nghiệp
- 3 Các loại ván gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến làm nội thất tại Việt Nam hiện nay
- 4 Một số băn khoăn của khách hàng khi được tư vấn sử dụng nội thất từ gỗ công nghiệp
- 5 Các thương hiệu gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường nội thất Việt Nam hiện nay
- 6 Báo giá nội thất gỗ công nghiệp tại Anviethouse
- 7 Anviethouse thiết kế thi công nội thất gỗ công nghiệp chất lượng, chuyên nghiệp
Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp là gì thường được nhiều khách hàng đặt câu hỏi khi lần đầu tiên tiếp xúc với dòng gỗ này. Nó có tên tiếng anh là Wood – Based Panel và được dùng thay thế dần các sản phẩm nội thất từ gỗ tự nhiên. Ưu điểm chung của các loại gỗ này là không bị cong vênh hay co ngót trong quá trình sử dụng. Tuổi thọ trung bình của nguyên liệu khoảng 5 – 10 năm.
Cấu tạo của gỗ công nghiệp
Ván công nghiệp được làm từ các nguyên liệu thừa, tái sinh của cây gỗ tự nhiên như sợi gỗ, bột gỗ, dăm gỗ. Chúng được kết dính với nhau nhờ chất kết dính đặc hiệu. Sau cùng hỗn hợp được ép dưới nhiệt độ cao tạo thành tấm gỗ dày, chắc chắn.
Các loại ván gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến làm nội thất tại Việt Nam hiện nay
Thị trường hiện có nhiều loại gỗ ép khác nhau. Tùy nhu cầu sử dụng, quý khách hàng có thể chọn lựa sản phẩm theo những phân khúc giá phù hợp.
Các loại cốt gỗ công nghiệp thông dụng
Cốt MFC ( gỗ ván dăm)
Cấu tạo: từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ thông, bạch đàn, keo cao su,… Sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành dăm và trộn với chất keo chuyên dụng tạo hỗn hợp dăm gỗ. Cuối cùng ép hỗn hợp dưới nhiệt độ cao tạo thành các tấm gỗ hoàn chỉnh.
Tính chất: không co ngót, ít mối mọt, độ chịu lực trung bình. Bề mặt không quá mịn, quý khách hàng có thể dễ dàng phân biệt từng dăm gỗ. Loại gỗ MFC thường dễ bị sứt mẻ khi va chạm, khả năng chịu ẩm tương đối kém. Loại chịu ẩm tốt là gỗ MFC cốt xanh.
Độ dày chuyên dụng: 9mm, 12mm, 15mm, 18mm,…
Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất gia đình như bàn làm việc, tủ quần áo, giường, tủ bếp,… làm cốt phủ melamine, PVC tráng bên ngoài tạo sản phẩm hoàn thiện có khả năng chống ẩm, chống trầy xước tốt.
Cốt MDF
Cấu tạo: sợi gỗ, bột gỗ tự nhiên, xay nhuyễn thành sợi chứ không phải dăm gỗ như MFC. Vì thế ván gỗ MDF có chất lượng tốt hơn gỗ ván dăm.
Tính chất: Không bị nứt nẻ khi chế tác, khả năng chống mối mọt tốt, không co ngót, mật độ tương đối mềm, chịu lực yếu, dễ dàng gia công. Bề mặt có độ phẳng mịn cao. Loại chịu ẩm là gỗ MDF cốt xanh lá. Khả năng cách âm, cách nhiệt của MDF khá tốt.
Độ dày thông dụng: 3mm – 25mm
Ứng dụng: Gỗ MDF được sử dụng chủ yếu trong gia công nội thất văn phòng và một số đồ nội thất gia đình như giường ngủ, tủ, bàn học, vách ngăn. Làm cốt phủ PVC.
Cốt HDF
Cấu tạo: nguyên liệu bột gỗ được lấy từ cây rừng tự nhiên nguyên khối. Sau đó luộc và sấy khô dưới nhiệt độ 1000oC – 2000oC. Cốt HDF ép dưới áp suất cao trên 850 kg/cm2 và định hình thành tấm gỗ công nghiệp HDF có kích thước tiêu chuẩn.
Tính chất: Cách âm khá tốt, khả năng cách nhiệt cao, chống mối mọt tương đối, độ cứng cao, kết cấu bền vững, chịu lực tốt. Gỗ HDF có khả năng chống ẩm tốt hơn MDF và MFC.
Độ dày thông dụng: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm, 25mm.
Ứng dụng: Gỗ HDF được sử dụng chủ yếu trong nội thất phòng học nhờ đặc tính cách âm, cách nhiệt tốt. Ngoài ra HDF còn dùng làm nội thất phòng bếp, nhà vệ sinh nhờ tính chống ẩm cao.
Gỗ dán Plywood
Cấu tạo: nhiều lớp gỗ mỏng khoảng 1mm được ép chồng vuông góc với nhau bằng keo chuyên dụng.
Tính chất: không bị nứt gãy trong quá trình sử dụng, không bị co ngót hay mối mọt trong thời tiết ẩm ướt. Plywood có khả năng chịu lực tốt hơn MDF và MFC.
Độ dày thông dụng: 3 – 11mm
Ứng dụng: Plywood được sử dụng làm gỗ dán tường hoặc các nội thất gia đình, văn phòng, phòng học, loại chịu nước được dùng làm coppha, gia cố ngoài trời.
Gỗ nhựa PVC
Cấu tạo: gỗ nhựa có cấu tạo từ bột nhựa PVC với các chất phụ gia làm đầy có thành phần cellulose hoặc vô cơ.
Tính chất: dễ uốn nắn và cố định tạo thành những đường cong lớn, khả năng chống ẩm mốc, mối mọt tốt. Độ cứng gỗ nhựa PVC không bằng gỗ thường và dễ bị biến dạng dưới điều kiện nhiệt độ cao.
Độ dày thông dụng: 5mm, 9mm, 12mm, 18mm.
Ứng dụng: Gỗ nhựa PVC được dùng thay thế gỗ tự nhiên làm các nội thất ngoài trời. Chúng được sản xuất với nhiều màu sắc, hoa văn khác nhau tạo sự đa dạng cho sản phẩm.
Gỗ ghép thanh
Cấu tạo: Gỗ ghép thanh có cấu tạo từ những thanh gỗ nhỏ, thường là gỗ keo, gỗ cao su, gỗ thông, gỗ xoan, gỗ trầu. Chúng được cưa, bào và ghép lại với nhau thành tấm bằng quy trình kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.
Tính chất: Gỗ ghép thanh có 90% đặc tính giống gỗ tự nhiên, nổi bật nhất là đặc tính bền chắc cao, không bị cong vênh, mối mọt khi sử dụng lâu.
Độ dày thông dụng: 12mm, 18mm.
Ứng dụng: sản xuất đồ nội thất gia đình, văn phòng cao cấp.
Các lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp thông dụng
Để làm ra một tấm gỗ công nghiệp hoàn chỉnh không thể thiếu lớp phủ bề mặt. Đây là điều quan trọng làm nên giá trị sản phẩm. Dưới đây là 3 loại lớp phủ bề mặt gỗ phổ biến hiện nay:
Bề mặt phủ Melamine
Cấu tạo: Lớp phủ Melamine có đặc điểm cứng, chịu nhiệt tốt, màu sắc và hoa văn đa dạng. Sản phẩm được dùng phủ lên bề mặt gỗ MDF và MFC.
Tính chất: khả năng chống thấm nước, chống ẩm tốt. Melamine có đặc tính chịu được sự va đập mạnh, khó bị trầy xước.
Độ dày thông dụng: 0.4 – 1mm. Độ dày Melamine phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Ưu điểm: Melamine thân thiện môi trường. Giá thành sản phẩm hợp lý.
Nhược điểm: Lớp phủ Melamine được dán lên bề mặt gỗ dăm bằng chất keo. Vì thế rất sợ nước, gặp nước có thể bị bong tróc.
Ứng dụng: Melamine được dùng làm nội thất gia đình, văn phòng. Sản phẩm hạn chế trong việc tạo dáng, xử lý bề mặt góc cạnh.
Bề mặt phủ Laminate
Cấu tạo: Laminate có cấu tạo bề mặt nhựa tổng hợp tương tự như Melamine. Tuy nhiên sản phẩm có độ dày nhiều hơn Melamine.
Tính chất: Laminate được sử dụng phủ lên cốt MDF, MFC. Sản phẩm có thể dán vào gỗ uốn cong theo công nghệ postforming, từ đó tạo những kiểu dáng mềm mại, uyển chuyển.
Độ dày thông dụng: 0.5 – 1mm tuỳ từng loại. Trong đó độ dày tiêu chuẩn là 0,75mm.
Ưu điểm: Lớp Laminate có màu sắc phong phú, tính năng ổn định. Bề mặt đồng đều, đa dạng. Khả năng chịu lực cao, chịu nước tốt. Đặc biệt Laminate có đặc tính chống trầy hiệu quả, chống mối mọt và hoá chất tối ưu.
Nhược điểm: Laminate có giá thành cao hơn các loại lớp phủ bề mặt khác. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào kỹ thuật dán và chất lượng keo dán.
Ứng dụng: Laminate được dùng trang trí bề mặt các đồ nội thất gia đình như tủ, bàn, ghế,… Vẻ đẹp Laminate mang đến tương đương gỗ tự nhiên.
Bề mặt phủ Veneer
Cấu tạo: Veneer được lát mỏng từ gỗ tự nhiên như gỗ sồi, gỗ xoan đào. Thông thường Veneer được sử dụng phủ lên bề mặt gỗ Plywood.
Tính chất: Veneer có đặc điểm mỏng với bề mặt vân gỗ tự nhiên rất đẹp và sống động. Độ cứng của veneer phụ thuộc nhiều vào việc xử lý PU bề mặt.
Độ dày thông dụng: 0.3 – 0.6mm.
Ưu điểm: Veneer có giá thành thấp, dễ thi công, chế tác. Sản phẩm có độ mềm dẻo tương đối, vì thế quý khách hàng có thể tạo những đường cong theo ý muốn. Mẫu mã và màu sắc veneer đa dạng, phong phú.
Nhược điểm: Veneer khá mỏng vì thế dễ bị trầy xước và bong tróc khi có va chạm. Tuổi thọ trung bình ngắn.
Ứng dụng: Veneer được sử dụng phủ bề mặt cửa gỗ, qua đó tạo độ sáng bóng và đẹp mắt cho nội thất.
Một số băn khoăn của khách hàng khi được tư vấn sử dụng nội thất từ gỗ công nghiệp
Sự đa dạng các loại gỗ công nghiệp là cơ hội và thách thức cho quý khách hàng khi chọn mua sản phẩm. Một bộ phận khách hàng vẫn nhiều băn khoăn khi được tư vấn sử dụng nội thất từ gỗ công nghiệp:
Gỗ công nghiệp có bền không?
Hiện nay, nhiều khách hàng còn e ngại khi chọn mua sản phẩm từ ván công nghiệp. Họ lo lắng về độ bền và tuổi thọ của dòng sản phẩm này. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ sản xuất hiện nay, chất lượng ván công nghiệp không hề thua kém gỗ tự nhiên.
Các loại gỗ công nghiệp đều có khả năng thích ứng tốt với điều kiện nóng ẩm tại Việt Nam. Sự ra đời các dòng sản phẩm cốt xanh chống ẩm MDF, MFC mang đến khả năng chịu nước cực tốt cho đồ dùng nội thất.
Các loại ván gỗ công nghiệp có đặc tính bền màu tốt. Sản phẩm có khả năng giữ màu đẹp từ 5 – 10 năm.
Gỗ công nghiệp loại nào tốt nhất?
Mỗi loại gỗ công nghiệp sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Tùy nhu cầu, mục đích sử dụng, sở thích và nguồn kinh phí, quý khách hàng có thể chọn lựa những phân khúc gỗ phù hợp.
Gỗ công nghiệp có bị mối mọt không?
Trong quá trình sản xuất, các loại cốt gỗ công nghiệp đều được xử lý bề mặt tốt nhất. Ván gỗ được tẩm sấy các hợp chất chống mối mọt đạt chuẩn, không có hiện tượng co ngót hay nứt nẻ khi sử dụng.
Các thương hiệu gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường nội thất Việt Nam hiện nay
Trong những năm gần đây, thị trường gỗ công nghiệp ngày càng sôi động với sự xuất hiện nhiều thương hiệu lớn nhỏ. Trong đó nổi bật nhất là 3 dòng gỗ dưới đây.
Gỗ công nghiệp An Cường
Công ty gỗ An Cường đi đầu trong lĩnh vực gỗ công nghiệp nhập khẩu Malaysia ở Việt Nam. Các sản phẩm của công ty đều được kiểm định chặt chẽ về chất lượng. Các chỉ số về an toàn sức khỏe, xuất xứ rõ ràng được chú trọng nhất.
Tất cả sản phẩm gỗ An Cường đều được Viện Gỗ Malaysia cấp giấy chứng nhận CQ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Công ty là đơn vị duy nhất nhận được giấy chứng nhận Green Label do Singapore cấp. Đây là giấy chứng nhận danh giá nhất tại khu vực về sản phẩm xanh – sạch – thân thiện môi trường.
An Cường sử dụng công nghệ sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế. Qua đó tạo ra những sản phẩm bền đẹp theo thời gian. Mức giá các loại gỗ công nghiệp tại An Cường cạnh tranh. Công ty cung cấp nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn khi quý khách hàng mua số lượng lớn.
Gỗ Minh Long
Công ty TNHH Minh Long được thành lập năm 2006. Đây là một trong những nhà sản xuất, phân phối gỗ công nghiệp chuyên nghiệp nhất hiện nay. Sản phẩm của Minh Long đa dạng về chất liệu, màu sắc. Chất lượng các loại gỗ công nghiệp đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Minh Long có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, dây chuyền máy móc hiện đại. Công ty cam kết mang đến cho quý khách hàng những giải pháp toàn diện về vật liệu gỗ công nghiệp.
Gỗ công nghiệp cốt Thái Lan
Nhiều khách hàng tại Anviethouse cũng hay băn khoăn liệu gỗ công nghiệp cốt Thái Lan có tốt không. Đây là loại gỗ có đủ tiêu chuẩn xuất và nhập khẩu, được nhập khẩu từ Thái Lan về với giá thành tương đối hợp lý nhưng lại có chất lượng không thua kém gì gỗ An Cường hay Minh Long. Với những khách hàng có tài chính eo hẹp thì đây sẽ là lựa chọn khá hợp lý.
Báo giá nội thất gỗ công nghiệp tại Anviethouse
Anviethouse thiết kế thi công nội thất gỗ công nghiệp chất lượng, chuyên nghiệp
Công ty cổ phần TM và DV nội thất An Việt (Anviethouse) cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công nội thất gỗ công nghiệp chất lượng, chuyên nghiệp.
Công ty có đội ngũ kiến trúc sư tài năng, sáng tạo, giàu kinh nghiệm. Đội ngũ nhân công khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận.
Xưởng sản xuất nội thất Anviethouse quy mô lớn với hệ thống máy móc hiện đại, tối tân. Chúng tôi có khả năng cung cấp nhiều sản phẩm chất lượng từ gỗ công nghiệp với giá cả cạnh tranh.
Các sản phẩm tại Anviethouse đều được bảo hành và bảo trì dài hạn.
Anviethouse đã chia sẻ với quý khách hàng những thông tin tổng hợp về các loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến làm nội thất tại Việt Nam hiện nay. Quý khách hàng có nhu cầu thiết kế thi công nội thất gỗ công nghiệp vui lòng liên hệ với Anviethouse qua hotline 0965.445.110. Công ty tự tin mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm chất lượng đi kèm sự ưu đãi hợp lý về giá cả. Anviethouse xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ và tin tưởng của quý khách hàng.
Xem thêm nhiều thông tin liên quan đến chủ đề này tại đây: công nghệ ép cong gỗ